Đất lâm nghiệp là gì? Đất lâm nghiệp có được xây nhà, chuyển nhượng không? Cùng Chúng tôi tìm hiểu về các loại đất lâm nghiệp và tính pháp lý của đất lâm nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm đất lâm nghiệp là gì?
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất rừng tự nhiên, đất trồng rừng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì đất quy hoạch lâm nghiệp được định nghĩa như sau:
Đất quy hoạch lâm nghiệp là từ viết tắt của đất có rừng và đất chưa có rừng được cấp có thẩm quyền quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
Phân loại rừng giao đất lâm nghiệp
Theo thông tư của Bộ Lâm nghiệp số 06/LN-KL năm 1994 căn cứ ba loại rừng để giao đất lâm nghiệp như sau:
Đất rừng phòng hộ
Là rừng được sử dụng để phục vụ mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu… được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Đất rừng đặc dụng
Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo vệ nguồn gen sinh vật; rừng phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; rừn cung ứng dịch vụ:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Đất rừng sản xuất
Rừng sản xuất là rừng được trồng chủ yếu là cung cấp lâm sản, sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; hoặc rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?
Theo khoản 3, Điều 192 Luật đất đai 2013,
Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có chuyển nhượng, tặng cho sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này phải được thông qua xác nhận của chính quyền địa phương. Các trường hợp chuyển nhượng trái phép đều bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Điều 191 Luật đất đai 2013, những trường hợp sau đây không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lâm nghiệp:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
… - Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp là gì?
Đất lâm nghiệp nếu muốn chuyển sang đất ở cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy trình cụ thể dưới đây:
Bước 1
Người sử dụng đất phải nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 2
Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Người sử dụng đất trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện song song thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được đất lâm nghiệp là gì, và những thủ tục pháp lý khi tiến hành chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để có hướng sử dụng thích hợp, tránh bị vi phạm hành chính.