Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Cầu Vàm Cống là một trong hai cây cầu dây văng lớn nằm trên tuyến đường Mỹ An – Rạch Sỏi, thuộc dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Tây. Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Đây là cây cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ, cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu và cách phà Vàm Cống 3 km về phía hạ lưu.
Cầu Vàm Cống nhìn từ đỉnh tháp cầu
Cầu Vàm Cống – Vận hội mới cho vùng ĐBSCL
Cầu Vàm Cống được khánh thành ngày 10/9/2013. Cầu có 6 làn xe thang cho phép lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD bằng nguồn vốn ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, do các nhà thầu Hàn Quốc thi công.
Cầu Vàm Cống gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ
Cầu Vàm Cống nối TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp chính thức thông xe vào ngày 19/5/2019, sau gần 6 năm thi công. Nhờ sự xuất hiện của cầu Vàm Cống, Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp không còn là nơi khuất lấp và là tiền đề để địa phương phát triển bền vững.
Thông số kỹ thuật cầu Vàm Cống
Cầu Vàm Cống có tổng chiều dài 2,97 km, phần vượt sông dài 870 m, nhịp chính gồm 73 dầm thép với tổng chiều dài 450 m, dài nhất trong số các cầu nhịp thép phía Nam. Cầu phía Đồng Tháp có kết cấu dầm super-T bê tông cốt thép dự ứng lực dài 1.099,7m; Cầu phía Cần Thơ có kết cấu dầm super-T bê tông cốt thép dự ứng lực với chiều dài 999,7m. Mặt cắt ngang mặt cầu chính và cầu có khổ thang 24,5m, gồm: 4 làn xe cơ giới rộng 14m, 2 làn xe thô sơ rộng 6m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lan can rộng 1m và dải an toàn rộng 2m .
Cầu Vàm Cống – Vận hội mới cho vùng ĐBSCL
Thiết kế hồ sơ cầu Vàm Cống
Download: tại đây