Mỗi người sinh ra đều gắn với thiên can địa chi của riêng mình và phản ánh lên số mệnh của người đó. Vậy nên kiến thức về thiên can địa chi là cần phải được nắm rõ. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã hết những vấn đề về Thiên can địa chi nhé.
Thiên can địa chi là gì?
Thiên can địa chi (天干地支) hay còn gọi tắt là Can chi (干支) là một chu kỳ thời gian được dùng tại các nước Á Đông trong đó có Việt Nam. Khi đó năm sinh không chỉ được tính theo năm dương lịch mà còn theo năm âm lịch (như Kỷ Mão, Đinh Dậu, Nhâm Tuất, Canh Tý…). Trong đó các chữ đầu tiên như Kỷ, Đinh, Nhâm, Canh chính là Thiên can, còn chữ thứ hai hay còn là các con giáp thì được gọi là Địa chi.
Ý nghĩa của Thiên can
Thiên can (天干) được dựa vào âm dương ngũ hành, gồm có Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Trong đó các Thiên can dương hay Dương can gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm; Thiên can âm hay Âm can gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Thông thường, ngày lẻ hay còn gọi là ngày dương/dương can sẽ nghiêng về đối ngoại còn ngày chẵn là gọi ngày âm can đối nội.
Thiên can theo ngũ hành gồm có:
- Mộc: Giáp, Ất.
- Hỏa: Bính, Đinh.
- Thổ: Mậu, Kỷ.
- Kim: Canh, Tân.
- Thủy: Nhâm, Quý.
Do đó, theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy, chúng ta có những cặp thiên can hợp hóa và thiên can xung khắc như sau:
- Các cặp Thiên can hợp nhau: Bính – Tân; Ất – Canh; Kỷ – Giáp; Mậu – Quý; Đinh – Nhâm.
- Các cặp Thiên can đối xung: Canh – Giáp; Đinh – Tân; Tân – Ất; Nhâm – Bính; Bính – Canh; Quý – Đinh; Ất – Kỷ; Mậu – Nhâm; Kỷ – Quý; Giáp – Mậu.
Để tính Thiên can bạn xem năm kết thúc bằng số nào thì can sẽ ở số đó theo bảng sau:
Số | Can | Âm – dương | Ngũ hành |
---|---|---|---|
4 | Giáp | Dương | Mộc |
5 | Ất | Âm | Mộc |
6 | Bính | Dương | Hỏa |
7 | Đinh | Âm | Hỏa |
8 | Mậu | Dương | Thổ |
9 | Kỷ | Âm | Thổ |
0 | Canh | Dương | Kim |
1 | Tân | Âm | Kim |
2 | Nhâm | Dương | Thủy |
3 | Quý | Âm | Thủy |
Địa chi phong thủy
Địa Chi (地支) hay còn gọi là Thập nhị chi chính là mười hai từ chỉ 12 con giáp. Dương chi sẽ gồm những con giáp có số lẻ, còn số chẵn là âm chi. Thông thường âm chi sẽ kết hợp với âm can cũng như dương chi sẽ đi với dương can.
Trong địa chi sẽ có tam hợp tứ hành xung, tức bộ 3 địa chi hợp nhau và bộ 4 địa chi khắc nhau. Các nhóm địa chi tam hợp nhau gồm: Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi, Thân – Tý – Thìn, Tỵ – Dậu – Sửu.
Ngoài ra còn có các bộ địa chi nhị hợp như Sửu – Tý; Tuất – Mão; Dần – Hợi; Tỵ – Thân; Dậu – Thìn; Ngọ – Mùi.
Các nhóm địa chi khắc nhau gồm:
- Dần – Thân – Tỵ – Hợi: Dần khắc Thân, Tỵ khắc Hợi.
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi: Thìn khắc Tuất, Sửu khắc Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu Mùi chứ không khắc mạnh.
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu: Tý khắc Ngọ, Mão khắc Dậu. Còn Tý chỉ xung nhẹ với Mão hoặc Dậu chứ không khắc mạnh.
Trên đây là những vấn đề về Thiên can địa chi như định nghĩa, thông tin, cách xác định Thiên can địa chi cho mình theo năm sinh. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích và có những quyết định đúng đắn sao cho phù hợp với vận mệnh của mình, đem lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng.