Nhà từ đường hay nhà thờ họ là công trình mang tính tâm linh để thờ cúng ông bà tổ tiên và lưu lại gia phả từ nhiều đời. Tuy nhiên, hiện nay có không ít các vụ tranh chấp, phân chia nhà và đất từ đường. Nhà từ đường là gì? Pháp luật Việt Nam quy định về đất và nhà từ đường như thế nào? Cùng Chúng tôi tham khảo thông tin về nhà từ đường trong bài viết dưới đây nhé!
Nhà từ đường là gì?
Nhà từ đường (hay còn gọi là nhà thờ) là một công trình chuyên dụng dành riêng cho mục đích thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà từ đường là một trong những nét văn hóa phổ biến của người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông Thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ (hay cửa họ).
Nhà từ đường đã có từ thời xa xưa, có lẽ kể từ lúc xuất hiện phong tục thờ cúng tổ tiên. Nhà Từ đường nào cũng có một số ngày tế tự thường niên, như: Ngày giỗ ông thủy tổ và ngày hiệp tế (giỗ chung cho hết thảy các vong linh của những người quá cố trong tộc họ).
Chức năng của nhà từ đường là gì?
Chức năng gốc của nhà từ đường là dùng để thờ thủy tổ họ mình hoặc thờ vọng về thủy tổ họ mình.
Là bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ, chống Polpot và Tàu. Là nơi lưu giữ Chứng chỉ của Đảng và Nhà nước dành cho những người có chức phận hoặc thành Danh của dòng họ.
Bên cạnh đó, nhà từ đường còn là hội trường, nơi gặp gỡ để bàn việc trong dòng họ. làm nơi chi họp trưởng chi, hoặc chi họp hội đồng gia tộc hoặc họp toàn họ.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà thờ họ
Theo quy định của Pháp luật về đất có chứa nhà từ đường ở Việt Nam
Tại khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013:
“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, theo điều khoản này thì nhà từ đường (nhà thờ họ) sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất nhà thờ họ có được chuyển nhượng?
Nhà từ đường là công trình mang ý nghĩa cộng đồng, đó là sự đóng góp cùa các thành viên trong dòng họ.
Theo quy định của Nhà nước tại điều 645 Bộ luật dân sự cũng quy định:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.”
Như vậy, những người được chỉ định cho việc thờ cúng nhưng không có bất kỳ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất nhà từ đường thì không được phép chuyển nhượng cho người khác.
Ngoài ra, đây là công trình của tập thể nên sẽ do các thành viên của tập thể đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, dựa trên quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Đặc biệt, loại tài sản chung hợp nhất là không được phép phân chia.
Thủ tục hiến đất làm nhà thờ họ
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng thỉ đất do thành viên trong dòng họ hiến làm nhà thờ được căn cứ vào nguồn gốc hình thành theo tập quán, do các thành viên của dòng họ sử dụng đất đó làm nơi thờ cúng, cũng như việc đóng góp của các thành viên trong dòng họ để xây dựng thành nhà thờ họ, từ đường,…
Sau khi đất chuyển từ quyền sở hữu của cá nhân thành đất xây nhà từ đường thì sẽ thuộc sở hữu chung của cộng đồng (dòng họ).
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng nay hiến làm nhà thờ họ
Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuẩn bị hợp đồng công chứng được ký giữa vợ chồng hoặc cả hộ gia đình nếu tài sản này là tài sản chung của cả hộ gia đình với người đại diện theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Sau khi ký hợp đồng thì các bên thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất (làm thủ tục tách thửa) theo quy định chung của pháp luật tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có thửa đất đó.
Bước 3: làm giấy ủy quyền cho cá nhân trong họ
Ở đây sẽ nảy sinh 1 vấn đề là thửa đất này có nguồn gốc là sử dụng riêng (như đất ở của cá nhân), như vậy, không thỏa mãn điều kiện của khoản 5, điều 100 Luật Đất đai để UBND xã, phường xác nhận là đất chung của dòng họ. Do đó, sẽ gặp khó khăn khi cấp sổ đỏ. Để tháo gỡ vấn đề này, dòng họ có thể ủy quyền cho 1 cá nhân. Trong đó ở trang 1 của sổ đỏ ghi rõ: Ông (bà)… địa chỉ…CMND… Là đại diện của dòng họ X.
Sau khi đất trở thành bất động sản đặc biệt, đất nhà thờ họ sẽ không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Nhà từ đường, nhà thờ họ hoặc những công trình chuyên dụng nếu không tìm hiểu kỹ sẽ gây ra vu phạm mua bán, chuyển nhượng trái phép. Không những người mua không có được đất/ nhà mà còn khó lấy lại tiền đã bỏ ra.