Nhà không chỉ đơn giản là nơi để trú ngụ, mà đây còn là nơi sẽ gắn bó với những người trong gia đình từ nhỏ đến lớn. Chính vì vậy trước khi chọn đất cất nhà, người ta thường cúng đất, cất nhà xong sẽ làm lễ nhập trạch để báo với các vị thổ thần, cầu mong “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, phong tục này ngày càng dần mất đi, thậm chí có nhiều người không biết thủ tục làm lễ nhập trạch là gì?
Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ cho bạn biết rõ hơn về ý nghĩa và những lưu ý trong cách làm lễ nhập trạch nhà mới nhé!
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một cụm từ Hán – Việt, có nghĩa là vào nhà mới. Lễ nhập trạch là nghi thức cúng bái nhằm xin phép thần thổ địa và tất cả những thần linh sống và cai quản tại ngôi nhà mới. Qua đó thể hiện mong muốn thần thành và ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi.
Lễ nhập trạch được xem như việc “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, lễ này sẽ được gia chủ, thầy phong thủy, thầy sư thực hiện.
Những điều cần lưu ý trước khi cúng nhập trạch
Nhập trạch có cần xem tuổi, xem ngày?
Trước khi làm lễ nhập trạch hoặc những việc liên quan đến nhà cửa, bạn cũng nên xem nhà, xem tuổi. Ngày tốt để chuyển nhà nên là ngày thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng thuận lợi.
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị gì?
Nhà ở bình thường hay nhà chung cư đều có thể tiến hành làm lễ nhập trạch theo trình tự giống nhau. Trước khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần hoàn thiện các phần sau đây:
- Bếp
- Bàn thờ: gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
- Gạo, nước (lấy từ nhà mới)
- Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…)
- Mâm cúng nhập trạch: thường gồm ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Tùy điều kiện gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lớn hoặc mâm nhỏ, quan trọng là lòng thành.
Ngoài ra, khi vào nhà mới, mỗi người trong nhà không nên đi tay không, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không cần phải kiêng kỵ.
- Trấn nhà: Gia chủ nên dùng đá phong thủy hợp mệnh, hoặc dùng tiền xu (thường là 8 đồng), ngày xưa thường chia ra chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc. Nhưng hiện nay các nhà đều xây cố định, không rõ góc nhà. Chính vì vậy nên bạn có thể cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà, nhiều hơn 4 cũng được.
- Treo chuông gió: Chuông gió (phong linh) theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận cho căn nhà.
Hướng bàn thờ
Việc thờ cúng quan trọng nhất là phương hướng “nhất vị nhị hướng”, câu này có nghĩa là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Lưu ý: hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, không quay về hướng nhà kho, wc, những nơi mất vệ sinh.
Văn khấn nhập trạch
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đến giờ thì thầy cúng sẽ khấn văn nhập trạch, đây là bài văn chung cho thần linh và gia tiên khi nhập trạch.
“Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay ngày………. tháng………. năm ……….. Con là: ……… ngụ tại…………… Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…………… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng….
Điều kiêng kỵ nhất chính là cãi vã, to tiếng, khóc lóc, bất hòa trong ngày cúng nhập trạch. Vì đây là ngày đầu tiên bước bào căn nhà, có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.”