Diện tích tim tường là gì? Mua nhà nên dùng cách tính diện tích nào?

Khi đi mua nhà, ngoài giá cả thì người mua còn rất muốn biết chính xác diện tích sử dụng có đúng thực tế không. Đo theo thông thủy và tim tường là hai cách tính phổ biến trong xây dựng. Vậy đâu là cách tính chuẩn giúp người mua kiểm tra được diện tích căn hộ? Cùng Chúng tôi tìm hiểu diện tích thông thủy, diện tích tim tường là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Diện tích tim tường là gì?

Diện tích tim tường (tiếng Anh: Built-up area) là diện tích căn hộ được tính từ tâm tường của căn hộ. Nó còn được gọi là diện tích sàn xây dựng, bao gồm tường ngăn cách căn hộ, diện tích sàn cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Cách tính diện tích tim tường:

Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công + diện tích để ở

Lợi ích của cách tính diện tích tim tường là gì?

Nếu chỉ dừng lại ở khái niệm trên, có thể đa số những người mua nhà sẽ cho rằng mình bị thiệt thòi nếu tính theo cách này. Nhưng về khả năng thực thi quyền chủ sở hữu thì cách tính này hoàn toàn thỏa đáng.

Vì những khoảng không gian tưởng chừng như vô dụng của bức tường, nhất là tường ngăn cách mà không phải chịu lực thì vẫn có thể tạo ra thiết kế trang trí, đưa các kết cấu để nâng đỡ tủ âm, tiết kiệm diện tích bên trong căn hộ.

Trong trường hợp này, đo theo tim tường mới xác định chính xác ranh giới căn nhà và diện tích sở hữu.

Diện tích thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy (tiếng Anh: Carpet area) là diện tích căn hộ tính theo những nơi nước có thể lan tỏa. Diện tích này bao gồm phần diện tích tường ngăn cách phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia* gắn liền với căn hộ (nếu có).

(*) Lô gia là phần được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà, ngược lại với ban công (phần được xây lồi ra bên ngoài tổng thể căn nhà). Bên trên và hai bên lô gia đều có tường xây che lại.

Theo cách dùng của người nước ngoài thì nó còn gọi là diện tích trải thảm (nghĩa là ở đâu có thể trải thảm được thì đều được tính).

Diện tích thông thủy không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn cột và diện tích sàn có hộp kỹ thuật bên trong căn hộ.

Cách tính diện tích thông thủy

S (diện tích sử dụng căn hộ) = (a x b) + (c x d) – (e + f)

Trong đó:

  • (a x b): Diện tích vách ngăn bên trong căn hộ
  • (c x d): Diện tích ban công
  • e: diện tích sàn có cột
  • f: diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ

Tuy nhiên, ở các quốc gia Singapore, Indonesia.. lại có cách tình diện tích thông thủy khác với cách tính trên.

Nên dùng cách tính diện tích nhà nào có lợi cho người mua?

Như vậy, đo theo tim tường sẽ làm diện tích nhiều hơn so với đo thông thủy. Nhưng ngược lại, giá cho từng met vuông sẽ thấp hơn.

Trước đây, Thông tư 16/2010/TT-BXD cho phép Chủ đầu tư được quyền chọn một trong hai phương pháp tính diện tích trên để áp dụng trong Hợp đồng mua bán. Việc này đã dẫn tới rất nhiều vụ việc “lùm xùm” giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Nguyên nhân chính là vì chủ đầu tư lợi dụng phương pháp tim tường nhằm tăng diện tích thực tế của căn hộ; đồng thời họ cũng tiến hành giảm đơn giá/m2 để thu hút người mua.

Vô hình chung người mua sẽ là người chịu thiệt cả đôi đường; vừa không đúng diện tích sử dụng thực tế, mà còn chịu thêm các khoản phí dịch vụ về sau.

Mãi đến năm 2014 khi Thông tư số 03 ban hành ngày 8/4/2014 chính thức có hiệu lực, quy định diện tích bán căn hộ chỉ được tính từ mép trong của tường bao quanh (tức tính theo diện tích thông thủy). Đây được xem là cách tính chuẩn nhất, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người mua nhà về diện tích thực và diện tích tính phí dịch vụ quản lý.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho căn hộ chung cư thì phải kèm theo cả diện tích sử dụng căn hộ và diện tích sàn xây dựng.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người mua hiểu được diện tích tim tường là gì, diện tích thông thủy là gì để tránh thắc mắc và sai sót khi đi mua nhà. Quan trọng hơn khi ký kết hợp đồng mua bán, bạn nên kiểm tra kỹ thông số hai cách tính diện tích này để không bị mất quyền lợi nhé!

Bài viết liên quan